Skip to main content

TRAN Xuan Tri

By 7 décembre 2020février 1st, 2024Professeur·es invité·es 2020

Mardi 8 décembre 2020

La colonisation française de plantations d’hévéas au Vietnam du Sud à l’époque coloniale
Thuộc địa hóa đồn điền cao su của người pháp ở Việt nam trong thời kỳ thuộc địa

En francais (Tiếng Pháp)

Les plantations d’hévéas représentent l’une des réussites les plus belles de colonisation de plantation dans l’agriculture du Vietnam. Ce sujet est une des questions importantes de l’histoire, non seulement l’histoire d’un secteur économique, mais aussi l’histoire du régime politique, économique et social du Vietnam à l’époque coloniale française.
Cette étude clarifie les questions suivantes : Quelles sont les raisons qui ont motivé l’introduction et la création de plantations d’hévéas au Vietnam ? L’intervention des autorités métropolitaine et coloniale, le rôle des colons, des sociétés métropolitaines, des groupes financiers français pour assurer la colonisation de plantation d’hévéas: l’encouragement et le soutien de l’autorité, la concurrence et la tension entre la Métropole et la Colonie, entre l’autorité et les colons de l’Indochine. Le rôle de la colonisation de plantation d’hévéas pour la France métropolitaine et pour l’économie et la société dans la colonie. La question de la violence et la question humanitaire des travailleurs vietnamiens.
Ces travaux se basent sur des sources abondantes et riches, en particulier les sources des archives au Centre des Archives nationales du Vietnam, numéro 1 à Hanoï, numéro 2 à Ho Chi Minh ville, Archives nationales d’Outre-mer (ANOM), à Aix-en-Provence et Archives de la Chambre du Commerce de Marseille, à Marseille.

Tiếng Việt

Đồn điền cao su được đánh giá là một trong những thành công nhất trong quá trình thuộc địa hóa nông nghiệp của Pháp ở Việt Nam thời kỳ thuộc địa. Đây là một trong những vấn đề lịch sử quan trọng, không chỉ là lịch sử của một lĩnh vực kinh tế, mà còn là lịch sử của một chế độ chính trị, kinh tế và xã hội của Việt Nam trong thời kỳ thuộc địa.

Nghiên cứu tập trung làm sáng tỏ một số vấn đề quan trọng xoay quanh chủ đề này: Thứ nhất, lý do nào đã thúc đẩy người Pháp du nhập cây cao su và phát triển đồn điền cao su ở Việt Nam từ cuối thế kỷ XIX ? Chính sách của chính quyền chính quốc, chính quyền thuộc địa, vai trò của các nhà thực dân, các công ty chính quốc, các tập đoàn tài phiệt của Pháp đối với quá trình thuộc địa hóa đồn điền cao su ở Việt Nam: Sự khuyến khích, hỗ trợ của chính quyền Pháp, những cạnh tranh, căng thẳng giữa chính quyền chính quốc và chính quyền thuộc địa ở Việt Nam, giữa chính quyền và các nhà thực dân ở các xứ của Liên bang Đông Dương liên quan tới thuộc địa hóa cao su diễn ra như thế nào ? Thuộc địa hóa đồn điền cao su ở Việt Nam có vai trò ra sao đối với nước Pháp và đối với đời sống kinh tế – xã hội của Việt Nam ? Có hay không vấn đề bạo lực và nhân văn đối với người lao động làm việc trong các đồn điền cao su ?

Nghiên cứu dựa trên nguồn tài liệu phong phú, tin cậy, phần lớn là nguồn tư liệu tiếng Pháp, đặc biệt là nguồn tư liệu lưu trữ tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I, II (Việt Nam), Trung tâm Lưu trữ Hải ngoại, Trung tâm Lưu trữ của Phòng Thương mại và Công nghiệp Marseille (Pháp).

Télécharger l’affiche ici.

Menu Général